Thuốc trị tiêu chảy
Advertisement
  • Trang chủ
  • Menu1
  • Menu2
  • Menu3
  • Menu4
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Menu1
  • Menu2
  • Menu3
  • Menu4
No Result
View All Result
Thuốc trị tiêu chảy
No Result
View All Result
Home Tin Tức

PTSD là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh

admin by admin
5 Tháng Mười, 2021
in Tin Tức
0
PTSD là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh
0
SHARES
18
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Cuộc sống hiện đại luôn luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố xấu gây ra nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc dẫn đến căng thẳng, sang chấn, trầm cảm cùng các rối loạn tâm lý thường gặp khác. Đặc biệt trong thời gian qua, đại dịch Covid-19 bùng phát gây ám ảnh đến mọi người. Chứng kiến hình ảnh, âm thanh hay thông báo số ca mắc mới tiếp tục tăng lên hàng ngày hoặc chính chúng ta và người thân yêu không may mắc phải Covid-19 mà không biết cách xử lý cảm xúc bất ổn thời gian dài thì rất dễ mắc bẫy mang tên PTSD. Vậy PTSD là gì? Hãy cùng với thuoctritieuchay đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu PTSD là gì?

PTSD là viết tắt của cụm từ Post-traumatic stress disorder, hiểu là rối loạn căng thẳng sau sang chấn hay sang chấn tâm lý. Hầu hết các bệnh nhân khi mắc phải triệu chứng này đều đã trải qua chuỗi sự kiện kinh hoàng làm sang chấn, hình thành phản ứng như tức giận, sợ, sốc, cảm giác có lỗi,…

Theo đó chúng sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý người bệnh, phát sinh hàn động vô cùng nguy hiểm như tấn công tình dục, hành hạ thể xác và thậm chí gây ra chết chóc. Đặc biệt một số người bị PTSD có thể chữa trị chấm dứt sớm, không còn triệu chứng nào nhưng một số khác bệnh lại kéo dài dai dẳng, đã chữa trị rồi nhưng không thể dứt điểm.

Bệnh PTSD là gì?

Bệnh PTSD là gì?

Nguyên nhân mắc phải bệnh PTSD

Sang chấn tâm lý được biết đến giống như kết quả của sự trải nghiệm đau buồn nhất định mà bệnh nhân phải trải qua và có tác động sâu sắc đến tâm lý của người bệnh. Cụ thể các sự kiện dễ gây ra PTSD nhất là:

  • Tai nạn nghiêm trọng
  • Hiện tượng thiên tai như lũ lụt, cháy rừng và động đất
  • Sinh sống trong vùng chiến sự là người lĩnh hay là nạn nhân của chiến tranh
  • Bị đe dọa tấn công tình dục hoặc bị tấn công tình dục
  • Bị tấn công thể lý nghiêm trọng
  • Thấy người khác bị giết hoặc bị thương

Ngoài ra trong các cuộc chiến tranh thì người ta cũng nhận ra rằng người lính hay bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương khi tâm lý họ phải chịu áp lực quá lớn khi phải chứng kiến tận mắt sự tàn khốc từ chiến tranh. Giờ đây căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở thời chiến mà còn xuất hiện ở các khía cạnh đời sống khác như động đất, lũ lụt, thiên tai và nhiều sự kiện nguy hiểm khác, thậm chí ảnh hưởng từ gia đình.

Thêm nữa, người mắc PTSD còn hình thành bởi nhiều lý do khác chẳng hạn như yếu tố di truyền ở sức khỏe tâm thần, cách não phản ứng với căng thẳng khi kiểm soát tính khí hoặc tín hiệu người mắc bệnh.

Nguyên nhân mắc phải bệnh PTSD

Nguyên nhân mắc phải bệnh PTSD

Triệu chứng của bệnh PTSD

Khi gặp phải dấu hiệu bất thường trước bất kỳ tình huống nào đó xảy ra trong cuộc sống thời gian dài thì có nghĩa là bạn đang mắc phải căn bệnh rối loạn căng thẳng sau sang chấn PTSD. Bệnh biểu hiện thông qua nhiều triệu chứng khác nhau, điển hình có thể kể đến như:

Sự tái trải nghiệm ký ức

Chính cơn hồi tưởng về quá khứ sẽ là một trong các biểu hiện lớn của người bị bệnh PTSD. Họ thường bị ác mộng, ảo giác, nhớ về các sự kiện đau buồn lặp đi lặp lại nhiều lần để giày vò tinh thần thời gian dài.

  • Gặp những giấc mơ, ký ức đau đớn về sự kiện
  • Cảm giác hoặc hành vi như sự kiện thực sự lại xảy ra một lần nữa
  • Mất ý thức mọi thứ xung quanh, phản ứng phân ly khỏi thực tế
  • Trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt khi nhớ lại sự kiện bằng việc đổ mồ hôi, tim đập nhanh, ngất xỉu, khó thở và mất kiểm soát.

Không muốn nhắc đến sự kiện sang chấn

Những người mắc phải chứng bệnh PTSD này hay có xu hướng từ chối, rút lui các mối quan hệ xã hội hoặc gia đình vì họ ngại đến nơi hay gặp gỡ người nhắc nhở họ về sự kiện đau buồn. Nên không hề hứng thú với bất kỳ buổi hẹn nào. Có đôi khi chỉ là lời nói hay tình huống hàng ngày.

Suy nghĩ rất tiêu cực

Biểu hiện tiếp theo của người mắc bệnh PTSD chính là có những hành động xa lánh người xung quanh. Trường hợp là trẻ nhỏ, bệnh còn gây ra nguy cơ phát triển chậm các kỹ năng cơ bản như hành động, ngôn ngữ, vệ sinh cá nhân. Một số biểu hiện thường ngày là:

Người bị PTSD có suy nghĩ rất tiêu cực

Người bị PTSD có suy nghĩ rất tiêu cực

  • Khó nhớ lại phần quan trọng của sang chấn
  • Cảm thấy bị mất cảm giác hay thờ ơ mọi thứ xung quanh, các hoạt động ngoài xã hội
  • Suy nghĩ tiêu cực trong tất cả mọi việc, nhất là tương lai

Bồn chồn lo lắng, cảnh giác hơn

Ngay khi bị gặp những tình huống nào đó ở trong cuộc sống thì người bị PTSD thường nhạy cảm và suy nghĩ tiêu cực ngay lập tức. Điển hình là:

  • Khó ngủ gồm khó ngủ sâu hoặc khó vào giấc ngủ
  • Cáu gắt, dễ bộc phát cơn giận
  • Khó tập trung nhưng dễ giật mình
  • Gia tăng cảnh giác hơn với những người xung quanh
  • Biểu hiện khác của cơ thể như thở nhanh, tăng huyết áp, tiêu chảy, bồn chồn

Các phương pháp chữa trị bệnh PTSD

Trong vòng 1 tháng tính từ khi xảy ra biến cố xấu, nếu như người bệnh xuất hiện những dấu hiệu bệnh PTSD kể trên thì ngay lập tức hãy đến tìm gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Dù hiện nay chưa có bất kỳ một hình thức xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh nhưng bác sĩ chuyên khoa có thể dùng nhiều loại xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh lý mang triệu chứng tương tự PTSD.

Dùng thuốc điều trị bệnh PTSD

Một trong các loại thuốc nổi bật có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng lo âu và trầm cảm chính là thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra thì loại thuốc này còn hỗ trợ gia tăng chất lượng giấc ngủ, tăng sự tập trung để giúp kiểm soát biểu hiện sang chấn tâm lý được tốt hơn.

Tâm lý trị liệu để điều trị

Những liệu pháp trị liệu để điều trị sang chấn tâm lý thường được sử dụng đều được phát triển dựa trên thuyết nhận thức hành vi. Việc này có thể xảy ra thông qua nói về sang chấn tâm lý hoặc nhận diện và chấp nhận về nơi mà nỗi sợ hình thành. Trị liệu sẽ bao gồm có 3 hành động chính gồm:

Tâm lý trị liệu để điều trị PTSD

Tâm lý trị liệu để điều trị PTSD

  • Mắt chuyển động: Người bệnh mắc PTSD sẽ tiếp xúc với hướng dẫn chuyển động mắt. Chúng có tác dụng trong xử lý những ký ức đau thương ở trong quá khứ.
  • Hành vi nhận thức: Biện pháp này giúp củng cố lại niềm tin, thay đổi những suy nghĩ tiêu cực trở nên tích cực hơn.
  • Nhận thức: Người bệnh PTSD được trao đổi và nói chuyện để thay đổi lối suy nghĩ cũng như hành động tự hủy hoại chính bản thân mình.

Cách phòng tránh bệnh PTSD

Khi gia đình bạn có người thân không may gặp phải tình huống nghiêm trọng ở trong cuộc sống hoặc bạn bè người thân trải qua cú sốc tâm lý lớn thì cách tốt nhất là bạn hãy trò chuyện cùng họ một cách thoải mái để lắng nghe những tâm tư tình cảm của họ. Đồng thời giảm thiểu xung đột gay gắt với người phải chịu đựng bất mãn trong cuộc sống.

Thêm nữa nếu nhận thấy bản thân mình đang có những biểu hiện nghi mắc PTSD nếu cần có thể tìm kiếm các chuyên gia về sức khỏe tâm thần để tư vấn và tham gia khóa học chữa trị ngắn hạn giúp ngăn chặn tình trạng bệnh và chữa trị kịp thời.

Bài viết trên thuoctritieuchay đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh PTSD là gì và hướng khắc phục phù hợp. Cách đơn giản để thoát khỏi căn bệnh này là duy trì thói quen luyện tập điều độ, ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh cả về sức khỏe và tinh thần. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Đừng quên theo dõi website để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích nhé.

Previous Post

Hướng dẫn cách sử dụng bộ kit Humasis Covid-19 AG Test

Next Post

LSD là gì? LSD có ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe và xã hội

admin

admin

Next Post
LSD là gì? LSD có ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe và xã hội

LSD là gì? LSD có ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe và xã hội

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Stay Connected test

  • 111 Followers
  • 23.5k Followers
  • 99 Subscribers
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Giám định bảo hiểm y tế là gì? Quy trình gdbhyt mới nhất

Giám định bảo hiểm y tế là gì? Quy trình gdbhyt mới nhất

3 Tháng Mười Một, 2021
Vắc xin covid-19 AstraZeneca – Những thông tin bạn cần biết

Vắc xin covid-19 AstraZeneca – Những thông tin bạn cần biết

8 Tháng Chín, 2021
Metasone là thuốc gì? Những điều nên biết trước khi sử dụng

Metasone là thuốc gì? Những điều nên biết trước khi sử dụng

28 Tháng Chín, 2021
F1 Covid là gì và những điều cần biết về Covid-19

F1 Covid là gì và những điều cần biết về Covid-19

11 Tháng Mười, 2021
Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

0
Metasone là thuốc gì? Những điều nên biết trước khi sử dụng

Metasone là thuốc gì? Những điều nên biết trước khi sử dụng

0
Bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả

Bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả

0
OCD là gì? Tổng hợp nguyên nhân khởi phát bệnh OCD phổ biến

OCD là gì? Tổng hợp nguyên nhân khởi phát bệnh OCD phổ biến

0
Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

3 Tháng Mười Một, 2021
Chỉ số GGT là gì? Cách ổn định, tránh GGT tăng cao

Chỉ số GGT là gì? Cách ổn định, tránh GGT tăng cao

3 Tháng Mười Một, 2021
Thuốc Amlodipin: Công dụng, cách dùng và lưu ý nên biết

Thuốc Amlodipin: Công dụng, cách dùng và lưu ý nên biết

12 Tháng Mười, 2021
Thuốc Alpha Choay: Thuốc kháng sinh chống phù nề dạng men

Thuốc Alpha Choay: Thuốc kháng sinh chống phù nề dạng men

12 Tháng Mười, 2021

Recent News

Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

3 Tháng Mười Một, 2021
Chỉ số GGT là gì? Cách ổn định, tránh GGT tăng cao

Chỉ số GGT là gì? Cách ổn định, tránh GGT tăng cao

3 Tháng Mười Một, 2021
Thuốc Amlodipin: Công dụng, cách dùng và lưu ý nên biết

Thuốc Amlodipin: Công dụng, cách dùng và lưu ý nên biết

12 Tháng Mười, 2021
Thuốc Alpha Choay: Thuốc kháng sinh chống phù nề dạng men

Thuốc Alpha Choay: Thuốc kháng sinh chống phù nề dạng men

12 Tháng Mười, 2021
  • Gdbhyt
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
No Result
View All Result
  • About
  • Blog
  • Cart
  • Checkout
  • Home 1
  • Home 2
  • Home 3
  • Home 4
  • Home 5
  • Home 6
  • My account
  • Shop
  • Trang chủ
  • Blog Posts

© 2021 thuoctritieuchay.vn