Thuốc trị tiêu chảy
Advertisement
  • Trang chủ
  • Menu1
  • Menu2
  • Menu3
  • Menu4
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Menu1
  • Menu2
  • Menu3
  • Menu4
No Result
View All Result
Thuốc trị tiêu chảy
No Result
View All Result
Home Tin Tức

Các phản ứng khi tiêm vắc xin Covid-19 có thể xảy ra ở từng người

admin by admin
20 Tháng Chín, 2021
in Tin Tức
0
Các phản ứng khi tiêm vắc xin Covid-19 có thể xảy ra ở từng người
0
SHARES
5
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hiện nay, việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 đang được triển khai trên diện rộng để hướng đến mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Việc này có thể gây ra một vài phản ứng khi tiêm vắc xin Covid-19, tuy nhiên đa số sẽ là các phản ứng liên quan đến vị trí tiêm và một vài triệu chứng “giả ốm” như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,…

Phản ứng khi tiêm vắc xin Covid-19 là bình thường

Vắc xin Covid-19 khi tiêm chủng sẽ giúp bạn có khả năng miễn dịch, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh. Đa số mọi người sau khi tiêm vắc xin Covid-19 sẽ bị một số tác dụng phụ, từ cấp độ nhẹ đến trung bình. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch đang hướng dẫn cơ thể phản ứng lại theo các cách nhất định:

  • Làm tăng lượng máu trong cơ thể giúp cho việc lưu thông các tế bào miễn dịch diễn ra thuận lợi hơn.
  • Làm tăng nhiệt độ cơ thể để tiêu diệt các virus.

Mọi người sau khi tiêm về sẽ hay gặp các triệu chứng như sốt nhẹ, đau nhức cơ thể, mệt mỏi,… Đây không phải là các dấu hiệu nghiêm trọng, đáng báo động nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Các tác dụng phụ này là dấu hiệu nhận biết cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng lại với vắc xin Covid-19, cụ thể ở đây là kháng nguyên – một loại chất kích hoạt đáp ứng miễn dịch và chuẩn bị để chống lại virus xâm nhập vào cơ thể. Bạn hoàn toàn không cần lo lắng bởi thường các tác dụng phụ này sẽ tự động biến mất sau vài ngày.

Phản ứng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là bình thường

Phản ứng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là bình thường

Như vậy, việc xảy ra các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là hoàn toàn bình thường và còn là dấu hiệu tốt cho thấy vắc xin được tiêm đã bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải không có tác dụng phụ thì vắc xin Covid-19 không hoạt động bởi cơ địa từng người là khác nhau, vì thế phản ứng sau khi tiêm cũng sẽ khác nhau.

Các phản ứng phụ hay gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Tại cánh tay, nơi bị tiêm 

  • Đau
  • Mẩn đỏ
  • Sưng tấy nhẹ

Tại các bộ phận còn lại khác trên cơ thể

  • Ốm sốt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đau cơ
  • Ớn lạnh

Đau nhức tay và sốt nhẹ là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Đau nhức tay và sốt nhẹ là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Một số trường hợp sẽ gặp tình trạng phản ứng nặng hơn đó là sốc phản vệ thuốc. Bất kỳ ai bị phản vệ thuốc khi tiêm vắc xin Covid-19 đều phải được khẩn cấp đưa đến cơ sở chăm sóc y tế gần nhất để điều trị. Theo như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo, tất cả những ai bị sốc phản vệ sau khi tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên đều không nên tiêm mũi thứ hai. Các triệu chứng sốc phản vệ thuốc khi tiêm Covid-19 được cảnh báo bao gồm:

  • Khó thở, tức ngực
  • Tụt huyết áp hoặc ngất
  • Rối loạn ý thức
  • Mề đay, phù mạch nhanh
  • Đau bụng hoặc bị nôn

Trường hợp sốc phản vệ sau khi tiêm thường hiếm gặp và có tỷ lệ thấp, tuy nhiên bạn sẽ không biết trước được mình sẽ gặp phản ứng nào. Vì thế, hãy luôn đảm bảo có người ở cạnh sau khi tiêm vắc xin Covid-19 để có thể giải quyết kịp thời.

Một vài lời khuyên để giảm thiểu tác dụng phụ

Mặc dù các tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 sẽ tự động biến mất sau 1-3 ngày, nhưng nếu cảm thấy quá mệt hoặc sốt cao, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 nên uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể.
  • Không thực hiện các hoạt động phải gắng sức.
  • Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Thư giãn đầu óc và thân thể để cơ thể có thể thả lỏng, thoải mái.

Tình trạng đau nhức cánh tay sẽ diễn ra trong 1-2 ngày sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Điều này là điều hoàn toàn bình thường, để giảm bớt cơn đau, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng một trong hai cách sau:

  • Áp khăn sạch, mát và ẩm lên vị trí tiêm của cánh tay.
  • Cử động nhẹ nhàng hoặc tập thể dục cho cánh tay để kích thích lưu lượng máu đến cánh tay – vị trí bị tiêm giúp giảm đau nhức.

Một số biện pháp giúp giảm thiểu tác dụng phụ của vắc xin Covid-19

Một số biện pháp giúp giảm thiểu tác dụng phụ của vắc xin Covid-19

Các trường hợp không nên tiêm vắc xin Covid-19

  • Những người bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần, hoạt chất hoặc tá dược nào có trong vắc xin Covid-19.
  • Những người có cơ địa dị ứng hoặc đang có sẵn các bệnh lý. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ nếu bạn không chắc chắn về tình trạng dị ứng do cơ địa của bản thân.
  • Những người bị suy giảm miễn dịch (hệ miễn dịch suy yếu) hoặc đang sử dụng các loại thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch như thuốc ung thư, corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch.
  • Những người đang bị sốt nhiễm trùng ≥ 37,5°C.
  • Những người đang có các vấn đề về xuất huyết, chảy máu, bầm tím hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu (làm loãng máu).

Trên đây là các thông tin về phản ứng khi tiêm vắc xin Covid-19 được thuoctritieuchay tổng hợp. Lưu ý rằng việc tiêm vắc xin Covid-19 không thể ngăn ngừa 100% khả năng lây nhiễm, vì vậy chúng tôi khuyên tất cả mọi người dù đã tiêm hay chưa tiêm vắc xin Covid-19 đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc 5K của Bộ Y tế và các quy định phòng chống dịch bệnh khác để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, cho người thân, gia đình, bạn bè và cho cả cộng đồng.

Previous Post

Hướng dẫn cách đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân

Next Post

Xét nghiệm Covid bao nhiêu tiền và quy trình như thế nào?

admin

admin

Next Post
Xét nghiệm Covid bao nhiêu tiền và quy trình như thế nào?

Xét nghiệm Covid bao nhiêu tiền và quy trình như thế nào?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Stay Connected test

  • 111 Followers
  • 23.5k Followers
  • 99 Subscribers
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Giám định bảo hiểm y tế là gì? Quy trình gdbhyt mới nhất

Giám định bảo hiểm y tế là gì? Quy trình gdbhyt mới nhất

3 Tháng Mười Một, 2021
Vắc xin covid-19 AstraZeneca – Những thông tin bạn cần biết

Vắc xin covid-19 AstraZeneca – Những thông tin bạn cần biết

8 Tháng Chín, 2021
Metasone là thuốc gì? Những điều nên biết trước khi sử dụng

Metasone là thuốc gì? Những điều nên biết trước khi sử dụng

28 Tháng Chín, 2021
F1 Covid là gì và những điều cần biết về Covid-19

F1 Covid là gì và những điều cần biết về Covid-19

11 Tháng Mười, 2021
Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

0
Metasone là thuốc gì? Những điều nên biết trước khi sử dụng

Metasone là thuốc gì? Những điều nên biết trước khi sử dụng

0
Bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả

Bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả

0
OCD là gì? Tổng hợp nguyên nhân khởi phát bệnh OCD phổ biến

OCD là gì? Tổng hợp nguyên nhân khởi phát bệnh OCD phổ biến

0
Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

3 Tháng Mười Một, 2021
Chỉ số GGT là gì? Cách ổn định, tránh GGT tăng cao

Chỉ số GGT là gì? Cách ổn định, tránh GGT tăng cao

3 Tháng Mười Một, 2021
Thuốc Amlodipin: Công dụng, cách dùng và lưu ý nên biết

Thuốc Amlodipin: Công dụng, cách dùng và lưu ý nên biết

12 Tháng Mười, 2021
Thuốc Alpha Choay: Thuốc kháng sinh chống phù nề dạng men

Thuốc Alpha Choay: Thuốc kháng sinh chống phù nề dạng men

12 Tháng Mười, 2021

Recent News

Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

Glucose là gì? Xác định tiểu đường & tiền tiểu đường qua chỉ số glucose

3 Tháng Mười Một, 2021
Chỉ số GGT là gì? Cách ổn định, tránh GGT tăng cao

Chỉ số GGT là gì? Cách ổn định, tránh GGT tăng cao

3 Tháng Mười Một, 2021
Thuốc Amlodipin: Công dụng, cách dùng và lưu ý nên biết

Thuốc Amlodipin: Công dụng, cách dùng và lưu ý nên biết

12 Tháng Mười, 2021
Thuốc Alpha Choay: Thuốc kháng sinh chống phù nề dạng men

Thuốc Alpha Choay: Thuốc kháng sinh chống phù nề dạng men

12 Tháng Mười, 2021
  • Gdbhyt
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
No Result
View All Result
  • About
  • Blog
  • Cart
  • Checkout
  • Home 1
  • Home 2
  • Home 3
  • Home 4
  • Home 5
  • Home 6
  • My account
  • Shop
  • Trang chủ
  • Blog Posts

© 2021 thuoctritieuchay.vn